Cuối cùng là
lè luỡi
- Lè lưỡi để làm gì?
- Ðể liếm ghế.
- Ghế gì?
- Ghế cô giáo.
Ai đọc mẩu đối thoại trên mà không hiểu thì đúng là chưa đọc báo Tiền Phong, số ra ngày 9.03.2003, với câu chuyện có thật sau mà tôi xin tóm tắt lại:
Cô giáo Phương Lan, 26 tuổi, dạy tiếng Anh, vào lớp, thấy ghế của mình đã bị trò nào vẽ đầy phấn. Cô nổi điên, không chịu để lớp thay ghế mới, không chịu để lớp lau ghế cũ, mà bắt thủ phạm phải tự ra khai báo và lau.
Thủ phạm không đầu thú.
Hình phạt của cô dành cho cả tập thể dung dưỡng tội phạm là: cả lớp lên liếm cho sạch ghế của cô.
47 học sinh lớp 7 của trường PTCS Liên Hoa, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã lên liếm sạch ghế cho cô.
Nhưng, cô chưa hả giận. Cô bắt bỏ phiếu kín khai báo thủ phạm. 47 cái phiếu thu về toàn phiếu trắng.
Cô tức giận ra lệnh: lên liếm ghế đợt hai, và không được liếm dối.
47 học trò lớp 7 lại lên liếm lần nữa, ngoan ngoãn.
*
Phần tôi, đọc xong, thấy giận cái "con" cô giáo kia 1, thì giận đám học trò kia 47 (bởi có 47 trò mà!). Giả sử tôi có con học trong cái lớp ấy, nếu đi học về cháu mách, bố mẹ ơi hôm nay con phải liếm ghế cho cô,
- Thế mày không dám bỏ ra khỏi lớp rồi lên mách ông hiệu trưởng à?
- Không ạ!
thì tôi ắt sẽ quật cho cháu nó một trận đến... thụt cả lưỡi vào. Bởi vì, cái nỗi xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có con ngoan ngoãn liếm ghế cô!
Và sau khi đánh con xong, phụ huynh (như tôi) sẽ nghiến răng trèo trẹo:
"Hừ hừ... hừ hừ... Ðể xem cái ngành giáo dục lần này xử ra sao, xử ra sao... Thật tức quá, giận quá, tức quá!..."
Rồi lật tung sách Ðạo Ðức của con mình ra, xem thử có bài nào dạy về lòng tự trọng hay không.
*
Lòng tự trọng, đó là cái mà từ nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã tước dần tước mòn của học sinh, khởi đầu bằng những việc tưởng như nhỏ.
Hồi bé, là lớp phó học tập, khi tôi làm bài, có trò ngồi bên luôn quay cóp. Tôi để yên cho chép nhưng rất khinh. Một lần, trò nhìn không rõ, còn nhấc cánh tay tôi lên. Tôi cáu, mắng: "Không có lòng tự trọng à!" Trò ấy giận, xin đổi chỗ, đến ngồi cạnh một trò khác dốt hơn tôi.
Ôi, cái thời hoàng kim ấy qua rồi! Cái thời mà trẻ con học giỏi học ngu rất phân minh, và nhận đúng những gì mình đáng nhận. Lòng tự trọng của trẻ con được kích thích, khi thước đo giá trị của chúng được rõ ràng.
Nhưng giờ đây, cuộc tỉ thí giữa học trò cũng đã hết. Ðề thi có khi còn được thầy cô cho biết trước. Có khi thầy cô lại còn đọc bài cho chép. Còn nếu mày không cho tao quay bài, mày để cho lớp tụt hạng thì mày chết với cô!
Và lòng tự trọng của lũ học trò chết dần, khi dễ dãi nhận những danh hiệu "giỏi", "xuất sắc" mà mình chưa đáng hưởng, khi ngoan ngoãn thủ tiêu "cái tôi" để làm theo văn mẫu, bài mẫu... Chúng trẻ con mà! Vả lại, có về nói với bố mẹ thì bố mẹ biết thế, nhưng cũng chẳng xui con mình bóp quả cam; tặc lưỡi nói con thôi chấp nhận sự giả dối đi, cho yên chuyện lên lớp.
Ðể rồi từ đó đến việc muốn cho yên chuyện thì liếm ghế, quả thật cũng không xa.
*
Ðấy là chuyện của học trò cấp nhỏ. Ðến sinh viên đại học, thì cái sự lôi thôi tự bằng lòng lại là một hình thức thiếu tự trọng khác.
Tôi nhớ có lần đi ngang một trường đại học lớn ở nước mình. Hông trường có những hàng cà phê "cóc", với các "cử nhân" tương lai ngồi đó, mà nhiều người trong số ấy, xin lỗi, trông nhem nhuốc, tối tăm. Trông họ rất "hãm" cả về quần áo lẫn thần sắc. Cứ nghĩ bụng, không biết đám sinh viên này thiếu một cái gì nhỉ?... Ừ, có lẽ họ thiếu sự kiêu căng về bản thân. (Tôi dùng chữ "kiêu căng" là mức hợm nhất đi, vô lối nhất đi, mức "chiếc áo" của ông "thầy tu" thôi đấy, chưa dám nói đến "kiêu hãnh", mà họ cũng không có được). Họ không thấy mình oai, không tự phục mình vì những gì mình đang có trong đầu. Họ chẳng làm cho đám thanh niên bán CD lậu bên đường ghen tị gì cả, vì cứ nhìn bên ngoài thì có gì khác nhau lắm đâu!
*
Ôi, cái sự kiêu hãnh về bản thân... Vì sao nó cứ dần teo tóp...
Còn nhớ khi bạn mới vào lớp 1 không? Bạn tự hào biết bao nhiêu phải không? "Con học lớp 1.", nói mà mặt nghiêm trang, không đùa đâu đấy! Cả gia đình "lợi dụng" sự kiêu hãnh này để ép bạn ăn thêm một bát cơm ("Mình lớp 1 mà!"), để nói bạn đừng trêu em ("Lớp 1 người lớn ai lại trêu em!")...
Rồi lòng kiêu hãnh ấy mất dần. Chẳng ai khuyến khích nữa. Thế rồi một ngày kia, cái đứa trẻ cách đây mới có bảy năm, bướng bỉnh nhưng đầy tự trọng khi bước vào lớp 1, qua bao nhiêu lửa luyện của một lối giáo dục, đã sẵn sàng cúi đầu liếm cái ghế sạch như lau.
- Ðể liếm ghế.
- Ghế gì?
- Ghế cô giáo.
Ai đọc mẩu đối thoại trên mà không hiểu thì đúng là chưa đọc báo Tiền Phong, số ra ngày 9.03.2003, với câu chuyện có thật sau mà tôi xin tóm tắt lại:
Cô giáo Phương Lan, 26 tuổi, dạy tiếng Anh, vào lớp, thấy ghế của mình đã bị trò nào vẽ đầy phấn. Cô nổi điên, không chịu để lớp thay ghế mới, không chịu để lớp lau ghế cũ, mà bắt thủ phạm phải tự ra khai báo và lau.
Thủ phạm không đầu thú.
Hình phạt của cô dành cho cả tập thể dung dưỡng tội phạm là: cả lớp lên liếm cho sạch ghế của cô.
47 học sinh lớp 7 của trường PTCS Liên Hoa, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã lên liếm sạch ghế cho cô.
Nhưng, cô chưa hả giận. Cô bắt bỏ phiếu kín khai báo thủ phạm. 47 cái phiếu thu về toàn phiếu trắng.
Cô tức giận ra lệnh: lên liếm ghế đợt hai, và không được liếm dối.
47 học trò lớp 7 lại lên liếm lần nữa, ngoan ngoãn.
*
Phần tôi, đọc xong, thấy giận cái "con" cô giáo kia 1, thì giận đám học trò kia 47 (bởi có 47 trò mà!). Giả sử tôi có con học trong cái lớp ấy, nếu đi học về cháu mách, bố mẹ ơi hôm nay con phải liếm ghế cho cô,
- Thế mày không dám bỏ ra khỏi lớp rồi lên mách ông hiệu trưởng à?
- Không ạ!
thì tôi ắt sẽ quật cho cháu nó một trận đến... thụt cả lưỡi vào. Bởi vì, cái nỗi xấu hổ có con mất dạy đánh thầy, làm sao bằng nỗi nhục có con ngoan ngoãn liếm ghế cô!
Và sau khi đánh con xong, phụ huynh (như tôi) sẽ nghiến răng trèo trẹo:
"Hừ hừ... hừ hừ... Ðể xem cái ngành giáo dục lần này xử ra sao, xử ra sao... Thật tức quá, giận quá, tức quá!..."
Rồi lật tung sách Ðạo Ðức của con mình ra, xem thử có bài nào dạy về lòng tự trọng hay không.
*
Lòng tự trọng, đó là cái mà từ nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã tước dần tước mòn của học sinh, khởi đầu bằng những việc tưởng như nhỏ.
Hồi bé, là lớp phó học tập, khi tôi làm bài, có trò ngồi bên luôn quay cóp. Tôi để yên cho chép nhưng rất khinh. Một lần, trò nhìn không rõ, còn nhấc cánh tay tôi lên. Tôi cáu, mắng: "Không có lòng tự trọng à!" Trò ấy giận, xin đổi chỗ, đến ngồi cạnh một trò khác dốt hơn tôi.
Ôi, cái thời hoàng kim ấy qua rồi! Cái thời mà trẻ con học giỏi học ngu rất phân minh, và nhận đúng những gì mình đáng nhận. Lòng tự trọng của trẻ con được kích thích, khi thước đo giá trị của chúng được rõ ràng.
Nhưng giờ đây, cuộc tỉ thí giữa học trò cũng đã hết. Ðề thi có khi còn được thầy cô cho biết trước. Có khi thầy cô lại còn đọc bài cho chép. Còn nếu mày không cho tao quay bài, mày để cho lớp tụt hạng thì mày chết với cô!
Và lòng tự trọng của lũ học trò chết dần, khi dễ dãi nhận những danh hiệu "giỏi", "xuất sắc" mà mình chưa đáng hưởng, khi ngoan ngoãn thủ tiêu "cái tôi" để làm theo văn mẫu, bài mẫu... Chúng trẻ con mà! Vả lại, có về nói với bố mẹ thì bố mẹ biết thế, nhưng cũng chẳng xui con mình bóp quả cam; tặc lưỡi nói con thôi chấp nhận sự giả dối đi, cho yên chuyện lên lớp.
Ðể rồi từ đó đến việc muốn cho yên chuyện thì liếm ghế, quả thật cũng không xa.
*
Ðấy là chuyện của học trò cấp nhỏ. Ðến sinh viên đại học, thì cái sự lôi thôi tự bằng lòng lại là một hình thức thiếu tự trọng khác.
Tôi nhớ có lần đi ngang một trường đại học lớn ở nước mình. Hông trường có những hàng cà phê "cóc", với các "cử nhân" tương lai ngồi đó, mà nhiều người trong số ấy, xin lỗi, trông nhem nhuốc, tối tăm. Trông họ rất "hãm" cả về quần áo lẫn thần sắc. Cứ nghĩ bụng, không biết đám sinh viên này thiếu một cái gì nhỉ?... Ừ, có lẽ họ thiếu sự kiêu căng về bản thân. (Tôi dùng chữ "kiêu căng" là mức hợm nhất đi, vô lối nhất đi, mức "chiếc áo" của ông "thầy tu" thôi đấy, chưa dám nói đến "kiêu hãnh", mà họ cũng không có được). Họ không thấy mình oai, không tự phục mình vì những gì mình đang có trong đầu. Họ chẳng làm cho đám thanh niên bán CD lậu bên đường ghen tị gì cả, vì cứ nhìn bên ngoài thì có gì khác nhau lắm đâu!
*
Ôi, cái sự kiêu hãnh về bản thân... Vì sao nó cứ dần teo tóp...
Còn nhớ khi bạn mới vào lớp 1 không? Bạn tự hào biết bao nhiêu phải không? "Con học lớp 1.", nói mà mặt nghiêm trang, không đùa đâu đấy! Cả gia đình "lợi dụng" sự kiêu hãnh này để ép bạn ăn thêm một bát cơm ("Mình lớp 1 mà!"), để nói bạn đừng trêu em ("Lớp 1 người lớn ai lại trêu em!")...
Rồi lòng kiêu hãnh ấy mất dần. Chẳng ai khuyến khích nữa. Thế rồi một ngày kia, cái đứa trẻ cách đây mới có bảy năm, bướng bỉnh nhưng đầy tự trọng khi bước vào lớp 1, qua bao nhiêu lửa luyện của một lối giáo dục, đã sẵn sàng cúi đầu liếm cái ghế sạch như lau.
Thảo Hảo
No comments:
Post a Comment